5 trường hợp không được vay thế chấp Sổ đỏ

xoanvpccnh

Member
Thành Viên
Khi nào không được vay thế chấp Sổ đỏ là một trong những vấn đề mà nhiều người dân quan tâm hiện nay. Vậy cần có những điều kiện nào để vay thế chấp? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Bạn đã biết: Hướng dẫn cách phát hiện sổ đỏ thật giả đơn giản không kẻ lừa đảo nào có thể qua mặt!

1. Không đáp ứng điều kiện chung để vay thế chấp

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
+ Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.
+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, nếu thiếu một trong 04 điều kiện trên thì người sử dụng đất không đủ điều kiện thế chấp.

[IMG]

2. Thế chấp Sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của đồng sở hữu
Trong nhiều trường hợp, một mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất, khi đó Sổ đỏ cấp cho người sử dụng đất được gọi là Sổ đỏ đồng sở hữu.
Về cơ bản, khi thế chấp Sổ đỏ trong trường hợp chung quyền sử dụng đất thì phải ủy quyền cho người đại diện thực hiện việc thế chấp.

>>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

Trường hợp người đại diện không có văn bản ủy quyền của những người còn lại (không có sự đồng ý cho thế chấp Sổ đỏ của những người cùng có quyền sử dụng đất) thì không được thực hiện quyền thế chấp toàn bộ thửa đất.

3. Quyền sử dụng đất thuộc trường hợp không được thế chấp
3.1 Quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

Theo Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp chưa được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản thì người quản lý di sản là quyền sử dụng đất không được thế chấp quyền sử dụng đất đó.

3.2 Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.
Tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: "1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Mặt khác, khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021 cũng nêu rõ, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không được dùng để vay thế chấp.

4. Thuộc loại đất không được phép thế chấp
- Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư
- Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng
- Đất thuê trả tiền hàng năm
Tại khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013, đối với đất trả tiền thuê đất hàng năm, nhà nước chỉ cho phép thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thuê chứ không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê này.

Bạn cần công chứng hợp đồng thế chấp Sổ đỏ nhưng lại phải đi làm cả ngày? >>>> Xem thêm: văn phòng công chứng nào mở cửa sau giờ hành chính hay không?

[IMG]
5. Người chưa đủ 18 tuổi; mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai hiện hành, người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền thế chấp quyền sử dụng đất (theo quy định của pháp luật gọi là năng lực pháp luật) nhưng không được tự mình thực hiện hoặc tự ý thực hiện việc thế chấp mà phải thông qua người đại diện.

Trong đó, người đại diện theo pháp luật gồm:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện đối với con chưa thành niên hoặc người giám hộ đối với người được giám hộ.
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ các trường hợp không được thế chấp Sổ đỏ. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: [email protected]
 
Banner Fshare
Banner Fshare
Top