Không ít người dân khi đi công chứng, chứng thực hồ sơ, giấy tờ ... thường bị kéo dài thời gian giải quyết, gây khó khăn, ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ công việc. Mới: theo Nghị định 67/2015, nếu chậm trả kết quả chứng thực thì người thực hiện chứng thực hoàn toàn có thể bị phạt nặng. Vậy thời hạn giải quyết yêu cầu chứng thực là bao lâu? Chậm trả kết quả chứng thực thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>>> Xem thêm: Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì cần chuẩn bị gì khi làm dịch vụ sang tên sổ đỏ?
1. Thời hạn giải quyết yêu cầu chứng thực
Theo Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15h. Trừ các trường hợp sau:
- Cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu thì kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực;
>>>> Xem thêm: Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực?
- Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
- Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, yêu cầu chứng thực phải được giải quyết trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15h hoặc không quá 02 ngày làm việc trong một số trường hợp. Nếu kéo dài hơn thì phải thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
2. Phạt đến 3 triệu đồng nếu trả chậm kết quả chứng thực!
Hiện nay, hoạt động chứng thực bao gồm: Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký gồm cả chứng thực chữ ký người dịch và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Việc chứng thực được thực hiện bởi:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã);
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp);
- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;
- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Người thực hiện chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013 được bổ sung tại Nghị định 67/2015 nếu yêu cầu chứng thực không được thực hiện:
- Ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận sau 15h hoặc;
- Quá 02 ngày làm việc đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực nhiều loại bản chính; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu hoặc;
- Không có thỏa thuận bằng văn bản về thời gian với người yêu cầu chứng thực.
Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng lại đang bị ốm ở bệnh viện? >>>> Xem thêm: Có được công chứng ngoài trụ sở hay không?
Do đó, nếu chậm trả kết quả chứng thực, người thực hiện chứng thực có thể bị phạt đến tiền triệu.
Hiện nay, rất nhiều đối tượng làm giả Sổ đỏ với nhiều hình thức vô cùng tinh vi. >>>> Xem thêm: Có cách nào để kiểm tra sổ đỏ thật giả không?
Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề "Chậm trả kết quả chứng thực thì bị phạt bao nhiêu tiền?" Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>>> Xem thêm: Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì cần chuẩn bị gì khi làm dịch vụ sang tên sổ đỏ?
1. Thời hạn giải quyết yêu cầu chứng thực
Theo Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15h. Trừ các trường hợp sau:
- Cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu thì kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực;
>>>> Xem thêm: Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực?
- Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
- Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, yêu cầu chứng thực phải được giải quyết trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15h hoặc không quá 02 ngày làm việc trong một số trường hợp. Nếu kéo dài hơn thì phải thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
2. Phạt đến 3 triệu đồng nếu trả chậm kết quả chứng thực!
Hiện nay, hoạt động chứng thực bao gồm: Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký gồm cả chứng thực chữ ký người dịch và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Việc chứng thực được thực hiện bởi:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã);
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp);
- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;
- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Người thực hiện chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013 được bổ sung tại Nghị định 67/2015 nếu yêu cầu chứng thực không được thực hiện:
- Ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận sau 15h hoặc;
- Quá 02 ngày làm việc đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực nhiều loại bản chính; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu hoặc;
- Không có thỏa thuận bằng văn bản về thời gian với người yêu cầu chứng thực.
Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng lại đang bị ốm ở bệnh viện? >>>> Xem thêm: Có được công chứng ngoài trụ sở hay không?
Do đó, nếu chậm trả kết quả chứng thực, người thực hiện chứng thực có thể bị phạt đến tiền triệu.
Hiện nay, rất nhiều đối tượng làm giả Sổ đỏ với nhiều hình thức vô cùng tinh vi. >>>> Xem thêm: Có cách nào để kiểm tra sổ đỏ thật giả không?
Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề "Chậm trả kết quả chứng thực thì bị phạt bao nhiêu tiền?" Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]