Thế kỷ thứ III trước Công nguyên: Tào Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô chia ba thiên hạ, giữ thế chân vạc. Sau khi Hoàng đế Thục Hán là Lưu Bị qua đời, Thừa tướng Gia Cát Lượng áp dụng phương lược trị quốc lấy công làm thủ. Năm 228 trước Công nguyên, Gia Cát Lượng dồn lực trên toàn quốc, phát động cuộc Bắc phạt nhắm vào Tào Ngụy. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng thua to ở Nhai Đình, khiến ông phải tự nguyện giáng 3 cấp. Cục diện nước Thục đại loạn, Lý Nghiêm tướng quân lấy cớ trận thua này để buộc tội Gia Cát Lượng bất tài. Lý Nghiêm là một kẻ ham muốn quyền lực, cấu kết với các quần thần và giới giàu có để chia rẽ niềm tin của hoàng đế dành cho Gia Cát Lượng. Y muốn đứng đầu tổ chức tình báo Tư Văn Tào. Nước Thục có một tổ chức tình báo gọi là Tư Văn Tào, nơi đã đào tạo ra hai mật thám tài giỏi là Tuân Hủ và Trần Cung (bí danh Bạch Đế). Lúc này, Trần Cung (tự Tư Chi) đã thâm nhập thành công vào Tào Ngụy, giữ chức quan chủ bạ, tức người trông coi sổ sách văn thư bộ tịch ở thành Thiên Thủy. Trần Cung là người thân tính của Quách đô đốc (Quách Cương). Tuy nhiên, Trần Cung lúc nào cũng bị Mi Tư Mã (Mi Xung) nghi là gián điệp của nhà Thục Hán, luôn bị rình rập để tìm ra sơ hở. Đối với Thục Hán, Trần Cung cũng bị nghi ngờ là kẻ phản bội. Trần Cung bị chính anh vợ của mình là Tuân Hủ (tức Hiếu Hòa) bắt giả vờ đem đi chôn sống để xem anh có phản bội hay không. Tuân Hủ là anh của Địch Duyệt, thê tử của Trần Cung. Bản thân Tuân Hủ cũng bị nghi ngờ là phản bội trong trận Nhai Đình. Anh bị Phùng tào duyện (tức Phùng Ưng – tổng quản Tư Văn Tào) bắt đem đi nhúng nước để tra hỏi về mối quan hệ với Trần Cung.Trần Cung sau đó cho Tuân Hủ biết tin tình báo mà mình gửi về lều trại của Thừa tướng Gia Cát Lượng đã bị đánh tráo, dẫn đến thất bại trong trận Nhai Đình. Kẻ đánh tráo có biệt hiệu là Chúc Long. Như vậy, trong khi Trần Cung và Tuân Hủ làm mật thám tại Tào Ngụy, thì ở quê nhà Thục Hán, một kẻ nội gián tên Chúc Long đã âm thầm trà trộn.
Link tải: 24 tập Lồng Tiếng
Bạn phải bình luận trước khi bạn có thể thấy nội dung ẩn ở đây.