Valentine là ngày lễ quan trọng đối với các cặp tình nhân đang yêu nhau, là dịp để nhiều cặp đôi chờ mong và háo hức. Tuy nhiên, không phải vì quá háo hức mà các cặp đôi quên chú ý những điều ngay sau đây. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới nhé!
>>>> Xem thêm: Những lưu ý khi đi công chứng xác nhận tài sản chung, riêng của vợ chồng
1. Độ tuổi "quan hệ"
Một trong những lưu ý trong ngày Lễ tình nhân quan trọng mà các cặp đôi cần phải nhớ là mốc tuổi khi "quan hệ". Cụ thể:
1.1 Độ tuổi đủ 18 tuổi
Khi hai bên là người đã thành niên nếu tự nguyện trong việc "quan hệ" thì pháp luật không can thiệp vào việc giữa hai người này.
Tuy nhiên, nếu một trong hai bên có các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không tự vệ của nạn nhân… thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
1.2 Độ tuổi dưới 18 tuổi
Độ tuổi dưới 18 được coi là độ tuổi chưa thành niên và nếu người nào có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của những đối tượng này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm với khung hình phạt cao nhất là chung thân (Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015); Cưỡng dâm với khung hình phạt cao nhất là 18 năm tù giam (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015)…
- Đối với người dưới 16 tuổi: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là tử hình; Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 144 Bộ luật Hình sự) …
Tuỳ vào tính chất, hành vi, độ tuổi của các cặp đôi mà người phạm tội có thể phải đối mặt với khung hình phạt tù tương ứng.
>>> Xem thêm: Cha mẹ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái
Lưu ý: Đối tượng chịu tác động của các điều Luật trên không chỉ là nam giới mà nếu người phạm tội là nữ giới thì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như vậy.
2. Khi làm người yêu có thai
Trong ngày Lễ tình nhân, nếu “lỡ vui quá đà” khiến bạn gái mang thai và sinh con. Người bạn trai phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ năm 2014: "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Như vậy, khi các cặp đôi trải qua Lễ tình nhân và có con ngoài ý muốn thì hai bạn nam nữ đều có nghĩa vụ với đứa bé bởi nghĩa vụ cấp dưỡng không phụ thuộc vào việc có đăng ký kết hôn hay không.
Trong đó, người nào không nuôi dưỡng đứa bé sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng và thông thường, người nam sẽ không sống chung với đứa bé. Mức cấp dưỡng cũng sẽ do các bên thoả thuận.
Ngược lại, nếu người này có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể phải đối mặt với các mức xử phạt như sau:
- Xử phạt hành chính: Từ 03 - 05 triệu đồng theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP khi đã bị Toà án ra bản án, quyết định về việc cấp dưỡng mà cố tình không thực hiện hoặc trốn tránh hoặc trì hoãn, không thực hiện đúng thoả thuận.
- Chịu trách nhiệm hình sự: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu trốn tránh cấp dưỡng khiến con bị nguy hiểm tính mạng, sức khoẻ hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm theo Điều 186 Bộ luật Hình sự sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi 2017.
Do đó, các cặp đôi cũng hết sức lưu ý trong ngày Lễ tình nhân để vui chơi một cách lành mạnh, tránh các hệ luỵ không mong muốn.
>>>> Xem thêm: Công chứng quận Tây Hồ
3. Không được cặp bồ với người đã có gia đình
Khi biết người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì có thể bị:
- Xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
- Chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là 03 năm tù theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Ngoài ra, cần phải cẩn thận khi đi nhà nghỉ với người yêu để không bị nhầm là mua, bán d để tránh bị xử phạt hành chính.
Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng lại chỉ rảnh cuối tuần? >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng mở cửa thứ 7 và chủ nhật không?
Như vậy, trên đây là Những lưu ý để các cặp đôi có được một ngày Valentine trọn vẹn. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>>> Xem thêm: Những lưu ý khi đi công chứng xác nhận tài sản chung, riêng của vợ chồng
1. Độ tuổi "quan hệ"
Một trong những lưu ý trong ngày Lễ tình nhân quan trọng mà các cặp đôi cần phải nhớ là mốc tuổi khi "quan hệ". Cụ thể:
1.1 Độ tuổi đủ 18 tuổi
Khi hai bên là người đã thành niên nếu tự nguyện trong việc "quan hệ" thì pháp luật không can thiệp vào việc giữa hai người này.
Tuy nhiên, nếu một trong hai bên có các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không tự vệ của nạn nhân… thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
1.2 Độ tuổi dưới 18 tuổi
Độ tuổi dưới 18 được coi là độ tuổi chưa thành niên và nếu người nào có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của những đối tượng này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm với khung hình phạt cao nhất là chung thân (Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015); Cưỡng dâm với khung hình phạt cao nhất là 18 năm tù giam (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015)…
- Đối với người dưới 16 tuổi: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là tử hình; Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 144 Bộ luật Hình sự) …
Tuỳ vào tính chất, hành vi, độ tuổi của các cặp đôi mà người phạm tội có thể phải đối mặt với khung hình phạt tù tương ứng.
>>> Xem thêm: Cha mẹ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái
Lưu ý: Đối tượng chịu tác động của các điều Luật trên không chỉ là nam giới mà nếu người phạm tội là nữ giới thì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như vậy.
2. Khi làm người yêu có thai
Trong ngày Lễ tình nhân, nếu “lỡ vui quá đà” khiến bạn gái mang thai và sinh con. Người bạn trai phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ năm 2014: "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Như vậy, khi các cặp đôi trải qua Lễ tình nhân và có con ngoài ý muốn thì hai bạn nam nữ đều có nghĩa vụ với đứa bé bởi nghĩa vụ cấp dưỡng không phụ thuộc vào việc có đăng ký kết hôn hay không.
Trong đó, người nào không nuôi dưỡng đứa bé sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng và thông thường, người nam sẽ không sống chung với đứa bé. Mức cấp dưỡng cũng sẽ do các bên thoả thuận.
Ngược lại, nếu người này có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể phải đối mặt với các mức xử phạt như sau:
- Xử phạt hành chính: Từ 03 - 05 triệu đồng theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP khi đã bị Toà án ra bản án, quyết định về việc cấp dưỡng mà cố tình không thực hiện hoặc trốn tránh hoặc trì hoãn, không thực hiện đúng thoả thuận.
- Chịu trách nhiệm hình sự: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu trốn tránh cấp dưỡng khiến con bị nguy hiểm tính mạng, sức khoẻ hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm theo Điều 186 Bộ luật Hình sự sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi 2017.
Do đó, các cặp đôi cũng hết sức lưu ý trong ngày Lễ tình nhân để vui chơi một cách lành mạnh, tránh các hệ luỵ không mong muốn.
>>>> Xem thêm: Công chứng quận Tây Hồ
3. Không được cặp bồ với người đã có gia đình
Khi biết người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì có thể bị:
- Xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
- Chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là 03 năm tù theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Ngoài ra, cần phải cẩn thận khi đi nhà nghỉ với người yêu để không bị nhầm là mua, bán d để tránh bị xử phạt hành chính.
Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng lại chỉ rảnh cuối tuần? >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng mở cửa thứ 7 và chủ nhật không?
Như vậy, trên đây là Những lưu ý để các cặp đôi có được một ngày Valentine trọn vẹn. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]