Hẳn ai cũng biết, việc làm Sổ đỏ đối với đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thông thường sẽ phức tạp hơn đối với đất có giấy tờ. Vậy thủ tục làm Sổ đỏ đối với đất không giấy tờ như thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay sổ đỏ đang bị làm giả tràn lan, gây hoang mang lo sợ cho người dân. >>>> Bạn đã biết chưa: 3 cách kiểm tra sổ đỏ thật giả mới nhất 2023
1. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 101 Luật Đất đai 2013, mặc dù đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ 03 điều kiện sau:
- Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ điều kiện sau:
- Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.
- Không vi phạm pháp luật về đất đai.
- Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (gọi tắt là quy hoạch).
(Trường hợp này được quy định chi tiết tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể phải có xác nhận của UBND cấp xã về việc đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
Bạn muốn làm công chứng, chứng thực hồ sơ, giấy tờ nhưng chỉ rảnh vào cuối tuần? >>>> Xem thêm: Có phòng công chứng nào làm chủ nhật hay không?
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Bước 1: Nộp hồ sơ
Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong phiếu ghi rõ ngày hẹn trả kết quả - nếu quá hạn thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính).
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
>>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế mới nhất 2023
4. Các khoản tiền người dân phải nộp
Khi được cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ thì người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền sau đây:
- Tiền sử dụng đất (nếu thuộc trường hợp phải nộp)
- Lệ phí trước bạ
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
- Phí thẩm định hồ sơ
5. Người dân không được ghi nợ tiền sử dụng đất?
Từ ngày 10/12/2019 các đối tượng sau được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
- Người có công với cách mạng.
- Hộ nghèo.
- Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Đồng nghĩa với việc từ ngày 10/12/2019 khi Nhà nước cấp Giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ không được ghi nợ tiền sử dụng đất như trước đây theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Hiện nay có nhiều văn phòng công chứng miễn phí tại nhà, bệnh viện, cơ quan, dành cho người ốm đau không đi lại được. >>> Xem chi tiết: Đến tận nơi công chứng tại Hà Nội
Như vậy, trên đây là thủ tục làm Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ theo quy định mới nhất 2023. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Hiện nay sổ đỏ đang bị làm giả tràn lan, gây hoang mang lo sợ cho người dân. >>>> Bạn đã biết chưa: 3 cách kiểm tra sổ đỏ thật giả mới nhất 2023
1. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 101 Luật Đất đai 2013, mặc dù đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ 03 điều kiện sau:
- Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ điều kiện sau:
- Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.
- Không vi phạm pháp luật về đất đai.
- Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (gọi tắt là quy hoạch).
(Trường hợp này được quy định chi tiết tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể phải có xác nhận của UBND cấp xã về việc đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
Bạn muốn làm công chứng, chứng thực hồ sơ, giấy tờ nhưng chỉ rảnh vào cuối tuần? >>>> Xem thêm: Có phòng công chứng nào làm chủ nhật hay không?
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Bước 1: Nộp hồ sơ
Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong phiếu ghi rõ ngày hẹn trả kết quả - nếu quá hạn thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính).
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
>>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế mới nhất 2023
Khi được cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ thì người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền sau đây:
- Tiền sử dụng đất (nếu thuộc trường hợp phải nộp)
- Lệ phí trước bạ
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
- Phí thẩm định hồ sơ
5. Người dân không được ghi nợ tiền sử dụng đất?
Từ ngày 10/12/2019 các đối tượng sau được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
- Người có công với cách mạng.
- Hộ nghèo.
- Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Đồng nghĩa với việc từ ngày 10/12/2019 khi Nhà nước cấp Giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ không được ghi nợ tiền sử dụng đất như trước đây theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Hiện nay có nhiều văn phòng công chứng miễn phí tại nhà, bệnh viện, cơ quan, dành cho người ốm đau không đi lại được. >>> Xem chi tiết: Đến tận nơi công chứng tại Hà Nội
Như vậy, trên đây là thủ tục làm Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ theo quy định mới nhất 2023. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]